Hiệu quả khi sử dụng robot xếp hàng hóa tự động trong nhà máy cám

tháng 10 29, 2017 |
Hiệu quả khi sử dụng robot xếp hàng hóa tự động trong các nhà máy cám tại Việt Nam
  Máy đóng bao tự động cho nhà máy
  Máy đóng bao bán tự động
 Máy tiếp bao bì vào máy đóng bao tự động
Hệ thống robot xếp bao bì lên pallet tự động

TÓM TẮT: “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động”

Đã thiết kế, chế tạo được ở trong nước “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động”. Hoạt động của dây chuyền được điều khiển hoàn toàn tự động. Dây chuyền thiết bị làm việc ổn định, phù hợp với thực tế và đáp ứng được yêu cầu sản xuất ở Việt nam. Năng suất tăng 15 – 20 % so với các dây chuyền cùng loại. Chất lượng sản phẩm cao và ổn định. Giảm được 60 – 70 % lao động và giá thành của dây chuyền bằng 60 – 70% dây chuyền cùng loại của nước ngoài.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Hiện giá trị ngành chăn nuôi mới chiếm 25 - 27% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đẫ được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu phát triển: Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó đến năm 2015 đạt 38%. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 - 2010 đạt khoảng 8 - 9%; giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7% và giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6%.

Trong chăn nuôi thức ăn đóng vai trò rất quan trọng và chiếm 65 - 70% giá thành của sản phẩm chăn nuôi. Hiện chăn nuôi quy mô tập trung, công nghiệp đang phát triển mạnh, trong khi đó thức ăn công nghiệp mới đáp ứng được 65 - 70% nhu cầu của thị trường. Những điều nêu trên cho thấy nhu cầu thức ăn chăn nuôi, nhất là thức ăn công nghiệp là rất lớn và ngày một tăng.

Hiện các dây chuyền đồng bộ chế biến thức ăn chăn nuôi với công nghệ và thiết bị tiên tiến chủ yếu là nhập của nước ngoài. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, giai đoạn 2001 - 2005 Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động với sự hỗ trợ của đề tài cấp Nhà nước mã số KC.03.03 về hệ thống điều khiển tự động cho dây chuyền. Và để có thể chế tạo được 100% máy móc, thiết bị trong dây chuyền, giai đoạn 2006 – 2009, Viện tiếp tục thực hiện đề cấp KHCN Bộ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ép viên thức ăn cho gia súc, gia cầm năng suất 4-5 tấn giờ“. Trên cơ sở dây chuyền quy mô 5 - 6 tấn/giờ, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã thiết kế, chế tạo và chuyển giao cho sản xuất các dây chuyền quy mô 3 – 4; 8 – 10; 12 – 15 và 20 - 25 tấn/giờ. Dưới đây là kết quả đạt được.

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Chế tạo được ở trong nước dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm năng suất 5 - 6 tấn/giờ, điều khiện tự động với công nghệ và thiết bị tiên tiến, làm việc ổn định, giá thành thấp, phù hợp với thực tế và đáp ứng được yêu cầu sản xuất ở Việt nam

 2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau:
- Khảo sát, lựa chọn quy trình công nghệ phù hợp;
- Thiết kế các máy chính, thiết kế lắp đặt hệ thống;
- Chế tạo các máy, lắp đặt dây chuyền thiết bị;
- Thiết kế, chế tạo hệ thống giám sát, điều khiển tự động;
- Thí nghiệm, đánh giá khả năng làm việc của các máy và toàn bộ dây chuyền;
- Ứng dụng vào sản xuất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dây chuyền.

3. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và sử lý các thông tin, số liệu điều tra;
- Phương pháp tính toán, thiết kế các mẫu máy;
- Phương pháp đánh giá khả năng làm việc của các máy và toàn bộ dây chuyền.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Lựa chon quy trình công nghệ
Dây chuyền thiết bị được thiết kế để sản xuất các chủng loại thức ăn gia súc, gia cầm theo công nghệ: Định lượng các nguyên liệu ® Nghiền nhỏ hỗn hợp ® Phối trộn ® Ép viên ® cân đóng bao sản phẩm (dưới đây gọi là Công nghệ I). Đây là công nghệ tiên tiến được hầu hết các nước công nghiệp phát triển áp dụng. Tuy nhiên theo yêu cầu của chủ đầu tư, hoàn toàn có thể đáp ứng được công nghệ: Nghiền nhỏ từng nguyên liệu ® Định lượng ® Phối trộn ® Ép viên ® cân đóng bao sản phẩm (dưới đây gọi là Công nghệ II).
  Một số ưu, nhược điểm chính của hai công nghệ trên:
* Công nghệ I
Ưu điểm:
+ Máy nghiền luân nghiền một loại hỗn hợp nguyên liệu đồng nhất nên làm việc ổn định và chỉ cần một máy nghiền là đáp ứng được yêu cầu công nghệ;
+ Các nguyên liệu dễ nghiền phụ trợ cho những nguyên liệu khó nghiền nên không khó khăn khi nghiền các nguyên liệu khó nghiền và gây bụi như bột đá, sắn lát khô, bột cá....;
+ Rất thuận tiện cho công tác tổ chức sản xuất vì không phải chờ nghiền nhỏ từng nguyên liệu một như ở Công nghệ II;
+ Ít tạo ra bụi và việc sử lý bụi dễ dàng hơn;
+ Chi phí đầu tư ít hơn vì ít chủng loại thiết bị hơn...
Nhược điểm:
+ Công việc định lượng các nguyên liệu thô khó hơn;
+ Kích thước hạt sau khi nghiền của từng loại nguyên liệu một khó điều chỉnh được theo ý muốn.
* Công nghệ II
Ưu điểm:
 + Kích thước hạt sau khi nghiền của từng loại nguyên liệu điều chỉnh được theo ý muốn với việc chọn lưới sàng thích hợp.
+ Công việc định lượng các nguyên liệu đã nghiền nhỏ dễ dàng hơn.
 Nhược điểm:
+ Đối với mỗi loại nguyên liệu, máy nghiền luân phải thay lưới sàng để có kích thước hạt thích hợp;
+ Các nguyên liệu dễ nghiền không trợ giúp cho những nguyên liệu khó nghiền nên thường phải dùng 2 loại máy nghiền mới đáp ứng được yêu cầu. Một số nguyên liệu gây bụi như bột đá, sắn lát khô ....việc sử lý bụi là khó khăn và tốn kém;
+ Không thuận tiện cho công tác tổ chức sản xuất vì phải chờ nghiền nhỏ từng nguyên liệu một và đủ chủng loại mới tiến hành định lượng và trộn được;
+ Chi phí đầu tư lớn hơn vì nhiều chủng loại thiết bị hơn...
* Lựa chon quy trình công nghệ
Xuất phát từ những ưu, nhược điểm trên và để thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam, lựa chọn công nghệ: Định lượng các nguyên liệu ® Nghiền nhỏ hỗn hợp ® Phối trộn ® Ép viên ® cân đóng bao sản phẩm để thiết kế, chế tạo và chuyển giao cho sản xuất (hình 2).
2. Danh mục thiết bị trong dây chuyền




3. Hệ thống điều khiển, giám sát tự động hoạt động của dây chuyền

Toàn bộ hệ thống điều khiển tự động hoạt động của dây chuyền và quản lý quá trình sản xuất được chia thành 2 cấp
+ Trung tâm điều khiển quá trình chế biến
+ Hệ thống điều khiển các công đoạn sản xuất.
Nhờ giải pháp kỹ thuật này mà hoạt động của dây chuyền có thể điều khiển hoàn toàn tự động tại trung tâm điều khiển hay điều khiển cho từng công đoạn riêng biệt. Ngoài ra dây chuyền cũng có thể điều khiển hoàn toàn bằng tay. Như vậy tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu (Chạy thử kiểm tra, chạy từng công đoạn riêng biệt theo yêu cầu của sản xuất v.v...) mà nhà sản xuất lựa chọn giải pháp điều khiển cho thích hợp. Giải pháp điều khiển này rất phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam và rất thuận lợi cho việc điều khiển dây chuyền
3.1. Trung tâm điều khiển quá trình chế biến có chức năng:
- Biết được lượng nguyên liệu có trong mỗi thùng chứa, khi thùng nào sắp hết được tự động cảnh báo và tự động cấp liệu vào thùng.
- Hiển thị quá trình làm việc của tất cả các máy, các công đoạn trên màn hình điều khiển;
- Thu thập và xử lý các thông tin của từng công đoạn, từng máy và đưa các tín hiệu để điều khiển công đoạn, máy đó;
- Định lượng tự động bằng bộ vi xử lý các nguyên liệu cần nghiền theo một tỉ lệ đã định cho từng mẻ chế biến và tự động chuyền tải nguyên liệu định lượng đến nơi cần chế biến;
- Cài đặt các chế độ làm việc cho các máy để đảm bảo chế độ công nghệ và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của người sản xuất;
- Có chức năng quản lý, lưu trữ, xử lý công việc kinh doanh một cách có hiệu quả như biết được khối lượng nguyên liệu trong từng mẻ chế biến, trong một ca, khối lượng sản phẩm, sai số thực tế của quá trình cân...
- Tự động phối hợp các công đoạn sản xuất một cách hiệu quả. Lựa chọn chế độ làm việc của các máy sao cho khoảng thời gian chuyển đổi từ mẻ nọ sang mẻ kia là ít nhất.
- Lưu các công thức chế biến cho từng loại sản phẩm dưới dạng mã hoá và được đặt tên riêng. Khi cần người điều khiển chỉ cần đưa tên của loại thức ăn đó vào là dây chuyền tự động chế biến loại thức ăn với công thức đã định. Chương trình cho phép cài đặt các công thức mới hoặc sửa đổi thành phần công thức đã được lưu trong bộ nhớ.
3.2. Hệ điều khiển các công đoạn sản xuất
- Điều khiển tự động cấp nguyên liệu vào các thùng chứa. Khi hết nguyên liệu trong thùng chứa, đèn hiệu trong trung tâm điều khiển báo, bộ vi xử lý làm việc và tự động điều khiển ống hứng liệu về phía thùng chứa tương ứng và ra lệnh cấp liệu vào thùng chứa đó.
- Tự động điều khiển quá trình định lượng các nguyên liệu cần nghiền theo một tỉ lệ đã định cho một mẻ chế biến.
Dây chuyền chế biến TAGS dù hiện đại đến đâu cũng đều chế biến theo mẻ. Nếu phối hợp hài hoà có thể bảo đảm mẻ nọ cách mẻ kia rất ngắn (khoảng 30 giây). Như vậy xem như dây chuyền hoạt động liên tục. Định lượng các nguyên liệu cần nghiền cho một mẻ chế biến là một trong những công đoạn rất quan trọng quyết định đến chất lượng thức ăn sản xuất ra sau này. Như đã đề cập ở trên, giải pháp công nghệ lựa chọn là định lượng các nguyên liệu thô sau đó nghiền hỗn hợp đã định lượng. Bảo đảm sai số quá trình định lượng các nguyên liệu thô dưới 1%.
Khối lượng của từng loại nguyên liệu và khối lượng của từng mẻ cân được hiển thị trên màn hình điều khiển.
- Điều khiển tự động hoạt động của máy nghiền và hệ thống hút lọc bụi. Khi có tín hiệu, van xả một trong hai thùng chứa liệu trước nghiền được mở. Nguyên liệu từ thùng chứa được cấp vào máy nghiền thông qua cơ cấu cấp liệu. Để giúp nguyên liệu thoát khỏi buồng nghiền dễ hơn và giảm bụi, không khí được đưa qua buồng nghiền thông qua quạt hút và cơ cấu lọc bụi.
Chế độ làm việc của máy nghiền được điều khiển tự động thông qua dòng điện định mức của động cơ điện quay rô to nghiền. Khi dòng điện thấp hơn dòng định mức, tín hiệu đưa ra điều khiển cơ cấu cấp liệu quay nhanh hơn để cấp liệu vào máy nghiền nhiều hơn, khi dòng điện cao hơn thì ngược lại.
Để tự động làm sạch hệ thống lọc bụi, định kì dòng không khí với áp suất cao được thổi vào các túi lọc.
- Hoạt động của công đoạn trộn được điều khiển tự động với một chế độ làm việc đã định sẵn: thời gian trộn, thời điểm cấp vi lượng và dầu béo vào máy trộn, thời điểm đóng, mở các van xả, van cấp liệu vào máy trộn phụ thuộc vào loại sản phẩm chế biến.
- Tự động định lượng các nguyên liệu không nghiền và các vi lượng cho một mẻ chế biến cấp vào máy trộn. Công đoạn này được thực hiện tương tự như định lượng các nguyên liệu cần nghiền. Để đảm bảo độ chính xác cao, chất béo (dầu) cũng được định lượng trước cho mối mẻ trộn.
- Cân đóng bao sản phẩm tự động là thiết bị hoạt động độc lập với bộ vi xử lý và các cơ cấu chấp hành riêng bảo đảm năng suất 5 ¸ 6 bao/phút với độ chính xác ± 0,5% (Trang bị theo yêu cầu của khách hàng).
4. Tính mới, tính sáng tạo của dây chuyền

     4.1. Về tính mới, tính sáng tạo

- Đã thiết kế, chế tạo và ứng dụng trong sản xuất thiết bị tự động cấp liệu vào hệ thống thùng chứa, hệ thống điều khiển tự động hoạt động của máy nghiền, thiết bị hút, giũ bụi tự động và thiết bị định lượng, phun dầu tự động vào máy trộn. Kết quả thử nghiệm cho thấy các thiết bị hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Hệ thống điều khiển tự động hoạt động của máy nghiền đã nâng cao rõ rệt hiệu suất và tính ổn định của máy nghiền. Ở chế độ điều khiển thủ công, dòng điện dao động trong khoảng lớn, từ 50 đến 95A và lớn hơn, rất hay gây quá tải cho máy, dẫn đến hỏng máy và cháy động cơ, trong khi ở chế độ tự động, dòng điện chỉ dao động trong khoảng ± 5 A và máy làm việc rất ổn định. Thiết bị định lượng, phun dầu tự động vào máy trộn làm việc ổn định, đạt độ chính xác cao với sai số 0,2 – 0,3 kg/lần phun và phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
- Đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống cân định lượng tự động nguyên liệu và hệ thống cân định lượng tự động phụ gia, khoáng, vi lượng cho một mẻ chế biến (cân cộng dồn). Các hệ thống trên làm việc tương đối ổn định và đáp ứng được mục tiêu đặt ra và đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất về năng suất và độ chính xác. Sai số khi làm việc:
+ Khi cân nguyên liệu thô:    0,3 – 0,5 % với năng suất 6 – 8 tấn/giờ
+ Khi cân phụ gia, khoáng, vi lượng:  0,5 – 0,6 % với năng suất 1 – 1,5 tấn/giờ
- Thiết kế, chế tạo cân định lượng đóng bao sản phẩm thức ăn gia súc loại 5 kg/bao và loại 25 – 50 kg/bao đạt năng suất 3,5 – 4 bao/phút với sai số: 0,25 – 0,35% ở cân loại 5 kg/bao và 0,2 – 0,4%  ở cân loại 25 – 50 kg/bao.
- Đã xây dựng được Trung tâm giám sát, điều khiển tự động hoạt động của toàn bộ dây chuyền chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 – 6 tấn/giờ. Ngoài chức năng giám sát, điều khiển, Trung tâm còn có chức năng lưu giữ số liệu, cài đặt chế độ làm việc cho các máy, các công đoạn và quản lý quá trình sản xuất. Giao diện người – máy đơn giản, thuận tiện cho  người sử dụng, vận hành.
- Đã thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động”. Dây chuyền được thiết kế theo quy trình công nghệ của châu Âu và được điều khiển hoàn toàn tự động, từ khâu cân định lượng các nguyên liệu, vi lượng, phụ gia theo tỷ lệ đã định cho một mẻ chế biến đến điều khiển tự động quá trình nghiền, hút lọc bụi, quá trình trộn, định lượng và phun dầu béo vào máy trộn, quá trình làm mát viên cũng như cân đóng bao sản phẩm. Dây chuyền thiết bị làm việc ổn định, chất lượng sản phẩm tốt, được thị trường đánh giá cao.
      4.2. Về trình độ công nghệ

- Dây chuyền thiết bị tạo ra có tính đồng bộ cao, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, được các chuyên gia tập đoàn Techna - Pháp và Công ty Nutriway đánh giá cao và đặc biết rất phù hợp với đặc thù sản xuất ở Việt Nam vì:
+ Do các nguyên liệu được cân định lượng tự động do vậy nâng cao được được độ chính xác, loại bỏ yếu tố chủ quan của con người;
+ Chế độ nghiền, hút và giũ bụi được điều khiển tự động, máy nghiền có kết cấu hợp lý, chế tạo chính xác, do vậy nâng cao đáng kể hiệu suất nghiền và chất lượng của sản phẩm nghiền;
+ Lượng cung cấp bổ xung dầu béo được định lượng tự động và phun dưới áp suất cao vào buồng trộn. Máy trộn có kết cấu hợp lý, chế tạo chính xác, do vậy độ đồng đều của sản phẩm cao;
+ Quá trình ép tạo viên và quá trình làm mát viên được giám sát tự động, do vậy chất lượng viên được nâng nên một bước đáng kể;
+ Toàn bộ quá trình sản xuất được điều khiển, quản lý bằng máy vi tính nên thuận tiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất cũng như giám sát chất lượng và bảo mật công thức.
- Giá thành của dây chuyền thấp, chỉ bằng 60 - 70% dây chuyền cùng loại của nước ngoài và phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam, là điều kiện thuận lợi để các cơ sở đầu tư, ứng dụng;
- Do tất cả được nghiên cứu, chế tạo trong nước, do vậy công tác dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng rất chủ động. Đây là vấn đề rất được các cơ sở sản xuất quan tâm;
- Giảm đáng kể chi phí sản xuất do giảm nhân công lao động.
- Sản phẩm “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động” đã khẳng định Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn về công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc. Là cơ sở và là tiền đề vững chắc để nghiên cứu mở rộng công suất và mở rộng sang lĩnh vực khác tương tự.

5. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dây chuyền
5.1. Kết quả ứng dụng vào sản xuất
Do dây chuyền thiết bị có tính đồng bộ cao, được điều khiển, giám sát tự động, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Chất lượng thức ăn sản xuất ra cao và ổn định, do vậy sản phẩm “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động” đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Nhiều cơ sở như Công ty TNHH Vĩnh Hà, Công ty TNHH Hải Thăng doanh số bán hàng đã tăng lên gấp 2 - 3 lần so với trước và đanh tính tới việc nâng cao quy mô công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao của dây chuyền, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư trang bị như Công ty cổ phần sản xuất và thương mại An Phát, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Đông Á, Công ty Cổ phần sản xuất và phát triển trang trại Hà Hưng, Công ty TNHH Thành Vinh, Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (RTD), Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi LICOGI 13 VIGER, Công ty cổ phần TKT Việt Nam, Công ty TNHH Giang Hưng v.v.... với doanh thu trên 36 tỷ đồng. Hiện một số doanh nghiệp khác đang tiếp tục tìm hiểu để đầu tư mới hoặc đầu tư nâng cấp.
5.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội
- Sản phẩm “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động” sau thời gian dài thử nghiệm ứng dụng trong điều kiện sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, được các cơ sở ứng dụng đánh giá cao, cụ thể:
+ Năng suất tăng 15 – 20 % so với các dây chuyền cùng loại;
+ Chất lượng sản phẩm cao và ổn định. Độ đồng đều của sản phẩm sau khi trộn đạt 97,5 – 99,2 %, cao hơn hẳn yêu cầu là 90 – 95 %.
+ Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường tăng nên rõ rệt;
+ Giảm được 60 – 70 % lao động;
+ Cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho công nhân
+ Giá thành của dây chuyền bằng 60 – 70% dây chuyền cùng loại của nước ngoài. Giảm được nguồn đáng kể cho các doanh nghiệp.
- Giúp các cở sở chủ động trong sản xuất, vì hầu hết các thiết bị trong dây chuyền do trong nước chế tạo;
- Góp phần đào tạo công nhân lành nghề, đử sức tiếp nhận các công nghệ và thiết bị tiên tiến;
- Thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khí chế tạo trong nước phát triển.
Với hiệu quả kinh tế - xã hội cao mang lại, Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động đã được:
+ Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Cúp vàng tại TECHMART Việt Nam năm 2005 tại Tp. Hồ Chí Minh
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng “Cúp vàng Nông nghiệp” năm 2007 tại Hội chợ – Triển lãm nông nghiệp quốc tế AGROVIET 2007 tổ chức tại Hà Nội.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng giải thưởng "Bông lúa vàng Việt nam" lần thứ nhất, năm 2012.

IV.  KẾT LUẬN

1. Đã thiết kế, chế tạo được ở trong nước “Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 - 6 tấn/giờ điều khiển tự động”. Dây chuyền được điều khiển hoàn toàn tự động, từ khâu cân định lượng các nguyên liệu, vi lượng, phụ gia theo tỷ lệ đã định cho một mẻ chế biến đến điều khiển tự động quá trình nghiền, hút lọc bụi, quá trình trộn, định lượng và phun dầu béo vào máy trộn, quá trình làm mát viên cũng như cân đóng bao sản phẩm.
2. Kết quả ứng dụng trong sản xuất cho thấy dây chuyền thiết bị làm việc ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:
- Năng suất tăng 15 – 20 % so với các dây chuyền cùng loại;
- Chất lượng sản phẩm cao và ổn định;
- Giảm được 60 – 70 % lao động;
- Giá thành của dây chuyền bằng 60 – 70% dây chuyền cùng loại của nước ngoài.

Liên hệ được tư vấn : 0912 628 539




Quý khách tham khảo thiết bị Công ty Cung cấp:
1. Robot xếp gạch ( Robot gắp gạch ) tự động lê goong thay thế lao động 
2. Robot xếp hàng (robot xếp bao bì) (robot gắp hàng) lên pallet tự động
3. Đầu đùn ép gạch ( đầu đùn gạch) công nghệ bán khô
4. Bông treo trần lò nung tuynel cách nhiệt giảm trọng lượng lò nung
9. Dây chuyền sản xuất lò nung vôi công nghiệp kiểu lò đứng và kiểu lò ngang
https://sites.google.com/view/lovoicongnghieptanphu/trang-ch%E1%BB%A7

Tham khảo thông tin trang web: 

1.Triển vọng cho Ngành Công nghiệp Robot tại Việt Nam, chính phủ việt nam có những ưu đãi gì cho ngành công nghiệp khi đầu tư hệ thống robot gắp tự động

Read more…

Đổi mới công nghệ doanh nghiệp: Song hành lợi ích và rào cản

tháng 10 08, 2017 |
Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh

Nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được vị thế bền vững trên thị trường. Không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đổi mới công nghệ, song, vẫn còn những rào cản mà doanh nghiệp không dễ vượt qua.
Thành công nhờ công nghệ
Trong chiến lược vươn đến mục tiêu 3 tỷ USD vào năm 2017, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tập trung ưu tiên hàng đầu là cải tiến công nghệ. Vinamilk liên tiếp đưa vào hoạt động hai nhà máy sữa với những trang thiết bị công nghệ hiện đại. Một ca sản xuất của nhà máy mới chỉ cần từ 80 - 100 nhân công, giảm khoảng 70% số lao động so với trước đó, giúp giảm chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm.
Nhờ đầu tư cho công nghệ, mới đây, Vinamilk đã được Cục Phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cấp số đăng ký để xuất khẩu hàng vào Mỹ - một thị trường đầy tiềm năng, nhưng đòi hỏi yêu cầu rất cao về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, nhờ xây dựng quy trình chuẩn từ thực hiện cánh đồng mẫu lớn với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã đạt sản lượng gạo lớn, ổn định, có chất lượng đồng đều và thâm nhập được thị trường khó tính như Nhật Bản.
Tương tự, với việc đổi mới toàn bộ dây chuyền sản xuất, Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (Quảng Ninh) đã tạo tạo ra nhiều sản phẩm gốm mỏng có chất lượng và thẩm mỹ cao được đối tác nước ngoài đánh giá cao.
Trên 60% sản phẩm gốm được áp dụng công nghệ tiên tiến và nhiều đối tác nước ngoài yêu thích bởi có độ mỏng hơn từ 50 - 70% so với sản phẩm gốm truyền thống. Công nghệ lò đốt bằng gas không gây ô nhiễm môi trường. Quá trình vận hành và hoạt động của hệ thống hoàn toàn tự động.
Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch cũng là một điển hình trong việc tập trung đổi mới công nghệ khi nghiên cứu, áp dụng thành công kỹ thuật giảm tiêu hao năng lượng nhiên liệu, nhờ đó lò 3 của nhà máy chạy ổn định và vượt công suất thiết kế với 336 ngày, đạt kỷ lục thế giới; chi phí cho tiêu thụ sản phẩm chỉ có 70.000 đồng/tấn xi măng, trong khi đơn vị khác là 150.000 - 200.000 đồng/tấn.
Tích cực đổi mới công nghệ, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại là bí quyết dẫn Công ty Nhựa Thiếu niên tiền phong đoạt Giải vàng chất lượng quốc gia. Từ năm 2008 đến nay, công ty đã thực hiện chiến lược đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất.
Chậm đổi mới
Đầu tư cho công nghệ rõ ràng đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng trên thực tế, đổi mới công nghệ không phải là điều dễ dàng với nhiều doanh nghiệp.
Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã đặt mục tiêu tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10 - 15% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 20%.
Hiện nay, ở Việt Nam, trình độ công nghệ tiên tiến chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khối doanh nghiệp trong nước có trình độ công nghệ lạc hậu khá cao (chiếm 8,1% số doanh nghiệp được khảo sát so với con số 1,85% ở khối doanh nghiệp nước ngoài). Thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ dành khoảng 0,4% doanh thu hàng năm cho công tác đổi mới công nghệ trong khi tại Hàn Quốc là 10%.
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có đến hơn 80% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ được sản xuất cách đây 30 năm. Việc sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu như hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhất là trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.
Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp chậm đổi mới công nghệ là nguồn lực tài chính còn hạn chế. Hiện 96% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong số đó, các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Do quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn hẹp nên năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng rất hạn chế.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước do vẫn được bao cấp để phát triển sản xuất - kinh doanh nên ít quan tâm đến phát triển năng lực công nghệ lâu dài. Bên cạnh đó, các chính sách về hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ chưa thực sự hấp dẫn, chưa có đủ cơ sở pháp lý để thúc đẩy và thu hút doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ rất thiết thực, song, doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, lĩnh vực được hỗ trợ còn bó hẹp, điều kiện hỗ trợ khắt khe và một số chủ trương của Nhà nước cũng vướng mắc khi triển khai vào thực tế.
Ông Trần Xuân Hạnh, Phó Giám đốc công ty Navetco cho biết, việc đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất hoàn toàn là chủ động bằng nội lực của doanh nghiệp chứ chưa nhận được sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước. Với cơ chế quản lý tài chính theo quy trình xét duyệt cứng nhắc và thủ tục rườm rà như hiện tại khiến doanh nghiệp rất ngại.
Về phía Nhà nước, các chính sách liên quan đến thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ đến nay cơ bản mới tác động theo hướng khuyến khích mà chưa có những yêu cầu hoặc chế tài buộc doanh nghiệp phải dành nguồn lực nghiên cứu, đổi mới công nghệ.
Trong khi đó, thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta còn chưa phát triển đúng với tiềm năng. Nguồn cung công nghệ trong nước còn nghèo nàn; môi trường pháp lý để thị trường công nghệ vận hành còn chưa đồng bộ, cơ chế thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn yếu kém. Các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp.
Thời gian tới, cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ để tạo hành lang thông thoáng, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và đặc biệt là doanh nghiệp có thể thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ kịp thời, đáp ứng được các yêu cầu và nhu cầu của hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Đồng thời, bổ sung những quy định có tính chất bắt buộc để các doanh nghiệp nhà nước dành tỷ lệ phù hợp từ lợi nhuận chịu thuế cho các hoạt động khoa học và công nghệ thông qua việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Hơn nữa, trao thêm quyền tự chủ để các doanh nghiệp có thể sử dụng được nguồn kinh phí trích lập này một cách hiệu quả và minh bạch nhất.
Để chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ phát huy hiệu quả và khoa học - công nghệ thực sự trở thành động lực cho phát triển, một số ý kiến cho rằng, điều quan trọng chính là phải xóa bỏ cơ chế xin - cho, đổi mới quy trình xét duyệt, tuyển chọn và ban hành các cơ chế tài chính linh hoạt trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng.
Từ đó, huy động được nguồn lực các cấp, các ngành và thu hút nguồn nhân lực rộng rãi trên mọi lĩnh vực cùng tham gia hoạt động nghiên cứu, ứng dụng; thiết lập tốt cơ chế liên kết giữa ba nhà: Nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, góp phần gắn kết nghiên cứu với thực tế sản xuất, đời sống.
Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty giấy Sài Gòn kiến nghị, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới công nghệ, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, phương án tiếp cận vốn.
Song, theo nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp nên tìm kiếm sự đầu tư công nghệ từ các quỹ đầu tư. Doanh nghiệp sẽ có lợi thế lớn khi được các quỹ đầu tư tham gia, vì tiềm lực tài chính và uy tín của quỹ tạo ra độ tin cậy cần thiết, để những nhà đầu tư nhỏ lẻ sẵn sàng bỏ vốn vào doanh nghiệp.
Đồng thời, với kỹ năng quản trị, nhất là quản lý tài chính, các quỹ đầu tư hoàn toàn có thể tìm được một nhà tư vấn, một nhà quản trị giỏi, lựa chọn đúng công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.




Quý khách tham khảo thiết bị Công ty Cung cấp:
1. Robot xếp gạch ( Robot gắp gạch ) tự động lê goong thay thế lao động 
2. Robot xếp hàng (robot xếp bao bì) (robot gắp hàng) lên pallet tự động
3. Đầu đùn ép gạch ( đầu đùn gạch) công nghệ bán khô
4. Bông treo trần lò nung tuynel cách nhiệt giảm trọng lượng lò nung
9. Dây chuyền sản xuất lò nung vôi công nghiệp kiểu lò đứng và kiểu lò ngang
https://sites.google.com/view/lovoicongnghieptanphu/trang-ch%E1%BB%A7

Tham khảo thông tin trang web: 

1.Triển vọng cho Ngành Công nghiệp Robot tại Việt Nam, chính phủ việt nam có những ưu đãi gì cho ngành công nghiệp khi đầu tư hệ thống robot gắp tự động

Read more…

Doanh nghiệp với vấn đề đổi mới công nghệ

tháng 10 08, 2017 |
Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho chúng ta (cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô) những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, về sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia.

Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.
Đổi mới công nghệ có thể chỉ giải quyết bài toán tối ưu về các thông số của quá trình sản xuất như: Năng suất, chất lượng, hiệu quả… hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường. Đổi mới công nghệ cũng có thể trên cơ sở đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới chưa có trên thị trường hoặc là thông qua việc chuyển giao công nghệ…
Như chúng ta đã biết, công nghệ là một sản phẩm của con người và nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm. Tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. Do đó, đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn xuất phát từ các lợi ích khác nhau mà đổi mới công nghệ đem laị cho doanh nghiệp cũng như cho toàn xã hội nói chung.
Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.
Như vậy, đổi mới công nghệ thành công thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi nó được thị trường, xã hội chấp nhận. Xã hội chính là nơi tiếp nhận thành tựu của đổi mới công nghệ, nhưng đồng thời cũng là nơi cung cấp nguồn lực cho quá trình đổi mới công nghệ thành công. Mọi đổi mới công nghệ đều bắt nguồn từ những nhu cầu xã hội hoặc phục vụ nhu cầu nào đó của xã hội. Bên cạnh đó, đổi mới công nghệ là một quá trình sáng tạo mà quá trình đó thường xuất phát từ các cá nhân không hài lòng với thực tại. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu, chế tạo thiết bị, công nghệ cần phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của xã hội để cải tiến, sản xuất ra những thiết bị, công nghệ phục vụ thiết thực sản xuất. Giải pháp tốt nhất trong vấn đề này là thông qua việc khảo sát, điều tra nhu cầu của người sản xuất hoặc thông qua “Chợ công nghệ và thiết bị”. Đây là cầu nối hiệu quả nhất để nhà nghiên cứu và người sản xuất có nhu cầu sẽ trực tiếp trao đổi nhằm đưa những thiết bị, công nghệ phù hợp, cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất và để quá trình thương mại hóa hiệu quả nhất.
Các yêu cầu đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp
Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn.
Để thực hiện đổi mới công nghệ đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp lưu ý những vấn đề sau:
Có định hướng phát triển
Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nếu không có định hướng phát triển rõ ràng, chỉ tập trung vào việc khai thác các cơ hội trước mắt hoặc duy trì quy mô hiện có về thiết bị, công nghệ, lao động… thì doanh nghiệp tự mình giảm thị phần của mình trên thương trường và từng bước bị đẩy lùi về phía sau. Do đó, những doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhanh và đổi mới có hiệu quả là những doanh nghiệp luôn có mục tiêu mở rộng, phát triển và chủ động lập kế hoạch phát triển lâu dài.
Cập nhật thông tin công nghệ
Cập nhật thông tin về công nghệ là rất cần thiết đối với doanh nghiệp, nhất là cập nhật những thành tựu mới về công nghệ và sản xuất kinh doanh liên quan đến ngành mình và các ngành có liên quan, những thông tin đầy đủ về thị trường, chính thức hóa công việc này thông qua bộ phận marketing của doanh nghiệp.
Có chính sách kích thích tính sáng tạo trong doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất sẽ xuất hiện nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… để đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nguyên, nhiên liệu, hạ giá thành sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tạo môi trường thuận lợi để kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ, thử nghiệm, thảo luận và phát triển các ý tưởng của các thành viên trong doanh nghiệp.
Đầu tư đổi mới công nghệ
Sự thành công của đổi mới công nghệ được quyết định bởi chất lượng các hoạt động, sự kết hợp giữa các cá nhân và các bộ phận với nhau thật sự chặt chẽ và phát huy hiệu quả cao. Do đó, đầu tư cho đổi mới công nghệ đòi hỏi nguồn lực lớn (cả nhân lực lẫn tài lực). Sự quan tâm tích cực đến việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc khuyến khích khả năng sáng tạo của các cá nhân trong doanh nghiệp và thu hút trí tuệ, kinh nghiệm, … của các chuyên gia giỏi, các nhân viên có kinh nghiệm từ bên ngoài để thực hiện kế hoạch đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; đồng thời nó là cơ sở để có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài.
Đào tạo nguồn nhân lực
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển dựa vào nền tảng phát triển công nghệ, cần phải tạo ra nguồn nhân lực được đào tạo chuẩn mực về công nghệ, phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất và quan trọng là phải tạo cơ hội và môi trường thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo của lực lượng lao động theo đúng lĩnh vực chuyên môn được đào tạo. Như vậy, việc tạo nguồn nhân lực công nghệ là một trong những khâu quan trọng nhằm củng cố, phát triển năng lực công nghệ để thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp đề ra trong từng giai đoạn phát triển. Để có nguồn nhân lực công nghệ phù hợp, doanh nghiệp phải có sự đánh giá và trên cơ sở quy hoạch, xác định kế hoạch để xây dựng nguồn nhân lực một cách khoa học và có hệ thống./.


Quý khách tham khảo thiết bị Công ty Cung cấp:
1. Robot xếp gạch ( Robot gắp gạch ) tự động lê goong thay thế lao động 
2. Robot xếp hàng (robot xếp bao bì) (robot gắp hàng) lên pallet tự động
3. Đầu đùn ép gạch ( đầu đùn gạch) công nghệ bán khô
4. Bông treo trần lò nung tuynel cách nhiệt giảm trọng lượng lò nung
9. Dây chuyền sản xuất lò nung vôi công nghiệp kiểu lò đứng và kiểu lò ngang
https://sites.google.com/view/lovoicongnghieptanphu/trang-ch%E1%BB%A7

Tham khảo thông tin trang web: 

1.Triển vọng cho Ngành Công nghiệp Robot tại Việt Nam, chính phủ việt nam có những ưu đãi gì cho ngành công nghiệp khi đầu tư hệ thống robot gắp tự động

Read more…

Thực trạng hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường

tháng 10 08, 2017 |
Thực trạng hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ kết quả khảo sát

Với mục tiêu xem xét thực trạng đầu tư cho đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường của doanh nghiệp, tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách, trong khuôn khổ Dự án “Đánh giá thực trạng tình hình đầu tư cho đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường của doanh nghiệp Việt Nam”, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đã thực hiện khảo sát 357 doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên. Các tỉnh được lựa chọn có sự phát triển tương đối về kinh tế - xã hội và là các tỉnh có công nghiệp phát triển, có nhiều KCN, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) được quan tâm. Đây là yếu tố để có thể đánh giá và nhìn nhận toàn diện hơn các vấn đề về việc đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện môi trường trong DN Việt Nam.
Khảo sát đã cho kết quả bước đầu về thực trạng đầu tư công nghệ thân thiện với môi trường tại các DN Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, số lượng DN khảo sát nhỏ, do đó cần thận trọng trong việc suy rộng kết quả.
Trong Chương trình nghị sự 21 về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ban hành theo Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/8/2004: Công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ bảo vệ môi trường, ít gây ô nhiễm hơn, sử dụng mọi nguồn tài nguyên theo hướng bền vững hơn, tái chế được nhiều sản phẩm và phế thải và xử lý rác thải dư thừa một cách hợp lý hơn so với những công nghệ mà nó thay thế”.Theo Điều 3 Chương I Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT: Công nghệ thân thiện với môi trường là công nghệ được áp dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và tiêu dùng mà trong quá trình hoạt động, sử dụng gây hại ít hơn cho môi trường so với công nghệ tương tự và sản phẩm được tạo ra từ công nghệ đó là sản phẩm thân thiện với môi trường.”; “Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm mà trong quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, tồn tại, sử dụng và sau khi thải bỏ gây hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại và được cấp nhãn sinh thái của tổ chức được Nhà nước công nhận.”.
Trong số 357 DN được khảo sát, có 9% DN nhà nước (DNNN); 25% DN đầu tư nước ngoài (FDI), 68% DN ngoài nhà nước; xét theo quy mô, gồm 64% DN nhỏ và siêu nhỏ; 16% DN vừa và 19% DN lớn. Các DN được lựa chọn ngẫu nhiên trong các DN ngành công nghiệp chế biến – chế tạo (ngành C theo phân ngành cấp 1 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) vì đây là ngành có ảnh hưởng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất và yêu cầu đổi mới công nghệ thân thiện môi trường lớn nhất.
Thực trạng chi đầu tư cho BVMT của DN
Đầu tư và chi phí thường xuyên cho BVMT chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi đầu tư và chi phí sản xuất, kinh doanh của DN
Khoảng 40% DN khảo sát phản hồi có đầu tư cho hoạt động BVMT và có chi phí thường xuyên cho BVMT. Trong số các DN có hoạt động đầu tư BVMT thì 74% số DN có tỷ lệ chi phí đầu tư cho hoạt động BVMT nhỏ hơn 10% so với chi phí đầu tư ban đầu của DN. Trung bình tỷ lệ chi phí thường xuyên cho hoạt động BVMT của các DN chỉ chiếm khoảng hơn 1% so với tổng chi phí sản xuất, kinh doanh.

Tỷ lệ DN đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất còn ít và công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất
Kết quả trong số các DN khảo sát, chỉ có khoảng 1/3 số DN có đầu tư đổi mớicông nghệ từ năm 2000 đến nay. Thời điểm năm 2000 được lựa chọn làm mốc để xác định do công nghệ DN đầu tư đổi mới trước năm 2000 thường là công nghệ cũ, khó có thể thuộc công nghệ thân thiện với môi trường. Trong số các DN có đầu tư đổi mới công nghệ, xét theo quy mô DN, quy mô vốn đầu tư trung bình cho đổi mới công nghệ của các DN nhỏ và siêu nhỏ ở mức 4,27 tỷ đồng; DN vừa là 26,93 tỷ đồng; và DN lớn là 30,61 tỷ đồng. Tuy nhiên, do mẫu khảo sát nhỏ nên cần rất thận trọng khi so sánh việc đầu tư theo quy mô. Tỷ lệ số DN nhỏ và siêu nhỏ có đầu tư đổi mới công nghệ trong số DN nhỏ và siêu nhỏ được khảo sát chỉ có 26%, DN vừa là 37,3%, trong đó trên 57% DN lớn có đổi mới công nghệ. Các DN nhỏ và vừa luôn gặp khó khăn về vốn, đây có thể là lý do tỷ lệ các DN nhỏ và vừa đầu tư đổi mới công nghệ thấp hơn so với các DN lớn.
Khảo sát đặc điểm của công nghệ để xét xem công nghệ đó có thân thiện với môi trường hay không, kết quả nhiều DN cho biết họ nhập khẩu công nghệ từ Trung Quốc (chiếm đến gần 40% số DN có đầu tư đổi mới công nghệ), còn lại là công nghệ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… Trong số các DN cho biết có đổi mới công nghệ thì khoảng trên 90% DN cho biết máy móc, thiết bị nhập khẩu là mới 100%, còn lại khoảng dưới 10% là đã qua sử dụng. Kết quả sát với thực trạng các DN Việt Nam nhập khẩu phần lớn máy móc thiết bị từ Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm. Hiện nay, theo Tổng cục Hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp máy móc, thiết bị cho Việt Nam với trị giá 5,81 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2016. Chất lượng công nghệ của máy móc, thiết bị từ thị trường này luôn là vấn đề “đau đầu” của các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt trong bối cảnh hướng tới sản xuất “sạch” như hiện nay.
Tình hình đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện môi trường của DN từ năm 2000 đến nay
Tỷ lệ DN có đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện môi trường chiếm tỷ trọng khá thấp
Trong số 357 DN được khảo sát, có khoảng 22% trả lời có đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường. Số DN đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường chưa nhiều. Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao chưa có nhiều DN đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, chúng tôi cũng phỏng vấn lý do DN đầu tư hoặc không đầu tư vào công nghệ này. Điều này sẽ được đề cập ở phần sau.
Bên cạnh đó, DN cũng được hỏi có đầu tư cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) cho công nghệ thân thiện với môi trường hay không thì chỉ có rất ít (13%) có đầu tư cho hoạt động này và thường là những DN lớn và có nguồn lực tài chính mạnh.
Trong đó, xét tỷ lệ DN có đầu tư đổi mới công nghệ theo từng quy mô DN, khối DN lớn có tỷ lệ cao hơn hẳn so với khối DN vừa, DN nhỏ và siêu nhỏ. Xét theo tỷ lệ DN có đầu tư đổi mới công nghệ trong từng loại hình DN thì kết quả cho thấy tỷ lệ DNNN (50%) và DN FDI (24%) đầu tư đổi mới công nghệ cao hơn so với khu vực DN ngoài nhà nước (16%). Trên thực tế, các DNNN đầu tư công nghệ theo chương trình mua sắm của Chính phủ, định hướng đổi mới có thể sẽ sử dụng các công nghệ cao, công nghệ “xanh” thân thiện với môi trường. Các DN FDI hoạt động trong các KCN thường phải chấp hành các yêu cầu khắt khe hơn về môi trường, nên việc đầu tư công nghệ thân thiện được quan tâm hơn. Trong khi các DN ngoài nhà nước chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, thường khó đầu tư công nghệ với chi phí quá lớn.
Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN tăng lên sau khi thay đổi công nghệ thân thiện môi trường
Hiệu quả tích cực từ đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường của các DN khảo sát trùng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Quỳnh (2013)[1], nghiên cứu cho rằng việc các DN đầu tư thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn sẽ giúp mỗi DN tiết kiệm được tổng chi phí, giảm được hàng triệu mét khối nước và kWh năng lượng tiêu thụ hàng năm.
Bên cạnh lợi ích về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường còn đem lại nhiều giá trị tăng thêm cho DN, đó là tạo ra lợi thế cạnh tranh, mang lại hình ảnh cho DN và phát huy trách nhiệm xã hội (trên 70% DN trả lời).
Bên cạnh lợi ích về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường còn đem lại nhiều giá trị tăngthêm cho DN, đó là tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại hình ảnh cho DN (77%) và phát huy trách nhiệm xã hội (trên 82%).

Tuy nhiên, chưa đến một nửa số DN cho rằng, việc đầu tư đổi mới này đem lại hiệu ứng tích cực từ phía người tiêu dùng. Như kết quả ở trên cho thấy, chỉ một phần nhỏ DN có sản phẩm được dán nhãn sinh thái, việc quan tâm đến sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không chưa thực sự được cả DN lẫn người tiêu dùng quan tâm. Điều này đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhận thức về môi trường không chỉ cần thiết đối với DN, mà còn đối với người tiêu dùng. Hành vi và thái độ người tiêu dùng có những tác động không nhỏ đến hoạt động đầu tư và phát triển sản phẩm của DN, nếu người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sản phẩm có dán nhãn sinh thái hoặc những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn thì buộc DN sẽ phải quan tâm đến khía cạnh này để lựa chọn hướng đầu tư phát triển của họ.
Nguyên nhân quyết định đầu tư hay không đầu tư cho công nghệ thân thiện môi trường của DN
Đối với các DN có đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, kết quả khảo sát cho thấy, nguyên nhân DN quyết định đầu tư đổi mới công nghệ trước tiên là nhằm BVMT. Bên cạnh đó, các DN cũng nhận thức được lợi ích của việc đầu tư công nghệ thân thiện với môi trường như nâng cao uy tín và thương hiệu (hơn 70% DN có đầu tư), làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm của DN (60%), và các lợi ích khác như giảm chi phí (57% DN), tăng lợi nhuận (56% DN). Có khá nhiều DN đầu tư đổi mới công nghệ do phải tuân theo quy định của pháp luật (60%). Ví dụ trong các KCN, KCX, yêu cầu tối thiểu về môi trường có tác động nhất định đến các DN, khiến các DN phải đầu tư công nghệ ít gây hại với môi trường để đảm bảo yêu cầu tối thiểu này.

Đối với những DN không đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, có nhiều lý do họ không đầu tư cho hoạt động này. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến là do công nghệ thân thiện với môi trường có chi phí đầu tư ban đầu lớn, đa số các DN ở Việt Nam là DN nhỏ và vừa nên không phải DN nào cũng có đủ nguồn lực, trong khi nguồn vốn huy động cho hoạt động này còn hạn chế. Tiếp đến là DN không có thông tin về công nghệ thân thiện môi trường trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm của DN. Các công nghệ xanh hay công nghệ thân thiện môi trường trênthế giới đã được quan tâm nghiên cứu và phát triển trong thời gian qua. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những thông tin, hoạt động R&D và các nhà cung cấp công nghệ này chưa thực sự phổ biến. Các nguyên nhân tiếp theo là công nghệ phức tạp, khó ứng dụng; thiếu nhà cung cấp thiết bị/công nghệ thân thiện môi trường; thiếu nhân lực trình độ cao để ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường vào sản xuất, chi phí vận hành thường xuyên lớn… Một số nhỏ DN không đầu tư công nghệ do DN cho rằng công nghệ đầu tư ban đầu của họ đã tối ưu hóa ngay từ ban đầu, hiện chưa có công nghệ tiên tiến hơn.

Nguồn huy động vốn đầu tư cho công nghệ thân thiện môi trường của DN chủ yếu từ nguồn vốn tự có
Đối với nguồn tài chính cho việc đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, gần 90% DN có đầu tư trả lời sử dụng nguồn vốn tự có, 37% vay từ các ngân hàng thương mại, 4% huy động vốn từ bạn bè và người thân và không có DN nào trong các DN được khảo sát nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ các Quỹ BVMT, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa.
Kết quả này cũng tương tự như điều tra của Nguyễn Thị Minh Huệ (2016)[2] cho thấy chưa nhiều DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư xanh. Tài chính “xanh” là vấn đề đang được quan tâm hiện nay, tiếp cận các định chế tài chính là một trong những kênh huy động nguồn lực quan trọng thực hiện tăng trưởng xanh và phát triển bền vững hướng tới trong tương lai.
Như đã đề cập ở trên, lý do quan trọng DN chưa lựa chọn đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường là do chi phí ban đầu quá lớn. Do đó, vai trò của các ngân hàng và tín dụng cho hoạt động này cần được đẩy mạnh trong thời gian tới mới có thể thúc đẩy hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường của DN.
Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy, về nhận thức, các DN chưa thực sự ý thức coi việc đầu tư công nghệ thân thiện với môi trường là xu hướng và là cơ hội kinh doanh mang lại những lợi ích cho DN, do vậy, DN chưa quan tâm nhiều đến thông tin về công nghệ này. Trên thực tế, cũng chưa có nhiều DN đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, mặc dù những DN có đổi mới đã cho thấy hiệu quả và lợi ích đem lại. Trong khi nguyên nhân lớn nhất khiến DN chưa đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường là do chi phí ban đầu quá lớn thì nguồn tài chính huy động cho hoạt động này chưa phát triển ở Việt Nam. Hiện vẫn còn thiếu cơ chế, động lực và quy định rõ ràng về tài chính, ngân hàng nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường của DN.

Quý khách tham khảo thiết bị Công ty Cung cấp:
1. Robot xếp gạch ( Robot gắp gạch ) tự động lê goong thay thế lao động 
2. Robot xếp hàng (robot xếp bao bì) (robot gắp hàng) lên pallet tự động
3. Đầu đùn ép gạch công nghệ bán khô
4. Bông treo trần lò nung tuynel cách nhiệt giảm trọng lượng lò nung
9. Dây chuyền sản xuất lò nung vôi công nghiệp kiểu lò đứng và kiểu lò ngang
Read more…

Robot gắp hàng hóa

Robot gắp hàng hóa

Robot gắp hàng hóa

Máy xếp hàng tự động

Máy đóng bao tự động

Máy đóng bao tự động

Trang

Robot gắp hàng hóa

Máy đóng bao xếp hàng tự động

Máy xếp bao lên pallet


Công Ty TNHH Thiết Bị Máy Công Nghiệp và Xây Dựng Tân Phú

Văn Phòng Hà Nội:P 601, tầng 6, Hồng Hà, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Tư Vấn : 0912.628.539


Email: maygachtanphu@gmail.com
Robot xếp dỡ hàng hóa, Hệ thống điện tự động hóa công nghiệp, cung cấp dây chuyền sản xuất ! Convert by Robot xếp dỡ hàng hóa, Hệ thống điện tự động hóa công nghiệp, cung cấp dây chuyền sản xuất ! Template Convert.